Bể Anoxic là gì? Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bể Anoxic

Bể Anoxic là một trong những loại bể được dùng trong quá trình xử lý nước thải theo công nghệ AAO. Khi bể Anoxic kết hợp Aerotank người ta có thể đặt chúng ở vị trí trước hoặc sau bể Aerotank.

Khi được tính toán một cách khoa học, hợp lý thì nguyên lý bể Anoxic có thể diễn ra suôn sẻ đồng thời hiệu quả xử lý của bể Anoxic sẽ được tăng lên nhanh chóng.

Vậy bể Anoxic là gì? Những thông tin cơ bản về loại bể này cụ thể như thế nào? Nếu bạn quan tâm tới những vấn đề này thì hãy cùng Hút bể phốt 247 tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây nhé.

Mục Lục

Bể Anoxic là gì?

Bạn có biết rằng, bể Anoxic là một trong những giai đoạn xử lý nước thải của công nghệ AAO? Bạn có biết bể Anoxic là gì không?

Bể Anoxic hay còn gọi là bể lên men là hệ thống bể xử lý Nito trong nước thải bằng các phương pháp sinh học. Công nghệ xử lý được áp dụng trong bể Anoxic thường là Nitrat hóa và khử Nitrat. Bể thiếu khí Anoxic còn có cả chức năng xử lý Phốt pho. Ở bể này việc xử lý chất thải sẽ diễn ra các quá trình như lên men, cắt mạch, khử Nitrat thành Nito,…..

Bể Anoxic là gì?
Bể Anoxic là gì?

Quá trình xử lý cũng như các phản ứng hóa học diễn ra trong bể Anoxic sẽ được chúng tôi cung cấp tới các bạn lần lượt trong nội dung bài viết.

Bể Anoxic kết hợp Aerotank

Trong công nghệ xử lý nước thải, việc sử dụng bể Anoxic kết hợp bể Aerotank là vấn đề không thể bỏ qua. Tùy thuộc vào từng công nghệ mà bể Anoxic  có thể đặt trước hoặc đặt sau bể Aerotank.

Bể Anoxic kết hợp Aerotank
Bể Anoxic kết hợp Aerotank

Nếu đặt bể thiếu khí Anoxic đặt trước bể hiếu khí Aerotank thì trong quá trình xử lý ta sẽ không cần bổ sung thêm chất hữu cơ. Cùng với đó, lưu lượng DO cũng dễ dàng kiểm soát hơn. Tuy nhiên, ở vị trí này thì hàm lượng Ni tơ đầu vào thấp nên cần phải hồi lưu nước thải từ bể hiếu khí về bể thiếu khí Anoxic.

Vị trí bể Anoxic kết hợp Aerotank
Vị trí bể Anoxic kết hợp Aerotank

Còn khi bể Anoxic kết hợp Aerotank mà đặt bể thiếu khí sau khỉ hiếu khí thì chúng ta lại có thể khắc phục được nhược điểm là nước có thể tự chảy nên không cần hồi lưu nước thải từ bể Aerotank về bể thiếu khí. Tuy nhiên, với vị trí này thì ta lại cần phải bổ sung chất hữu cơ vào bể đồng thời sục khí sau bể Anoxic thì mới có thể loại bỏ khí Ni tơ. Nếu bạn không sục khí thì sẽ dẫn tới tình trạng bùn bị nổi lên ở một số khu vực trong bể lắng.

Nguyên lý bể Anoxic khi hoạt động

Nước thải sau khi trải qua quá trình xử lý sinh học ở bể Aerobic thì được dẫn vào bể bể thiếu khí Anoxic để tham gia các phản ứng Nitrat hóa và Photphorit. Nguyên lý bể Anoxic được mô tả cụ thể như sau:

Quá trình phản ứng Nitrat được mô tả bằng phương trình:

NH3 → NO3 → NO2 → NO → N2O → N2 (gas)

Còn dưới đây là phương trình mô tả quá trình phản ứng Photphorit:

PO4-3 Microorganism (PO4-3)salt => sludge

Thông thường, trong bể sẽ được trang bị sẽ được trang bị một số thiết bị, máy móc như sau:

  • Máy bơm khuấy trộn nước: nhằm tạo sự ổn định cho môi trường thiếu khí. Nhờ đó mà các vi sinh vật thiếu khí mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Hệ thống hồi lưu bùn vi sinh từ quá trình sau quay lại bể Anoxic
  • Hệ thống hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng và cơ chất cho vi sinh vật thiếu khí

Khi được trang bị những thiết bị máy móc một cách đầy đủ thì nguyên lý bể Anoxic được diễn ra một cách suôn sẻ. Cùng với đó, hiệu quả xử lý của bể Anoxic sẽ chất lượng và an toàn hơn.

Các sự cố khi vận hành bể Anoxic, nguyên nhân và cách khắc phục

Khi bể thiếu khí Anoxic làm việc, bạn có thể gặp một số sự cố phổ biến như: Nổi bùn tại một số khu vực trong bể sinh học hoặc bạn cũng sẽ thấy hiện tượng bùn nổi từng mảng trong bể Anoxic,…

Tình trạng này xảy ra là do một số nguyên nhân cơ bản như sau:

  • Máy trộn hoạt động không tốt khiến cho một khu vực trong bể không được trộn đều, từ đó không đẩy được khí Ni tơ thoát ra khỏi bề mặt của bông bùn
  • Lượng bùn vi sinh tại bể Anoxic thấp khiến cho vi sinh yếu, giảm độ hoạt tính nên khả năng khử Ni tơ bị giảm
  • Một nguyên nhân nữa đó là do lượng bùn vi sinh tuần hoàn từ bể lắng về bể Anoxic thấp
Các sự cố khi vận hành bể Anoxic
Các sự cố khi vận hành bể Anoxic

Để khắc phục nhanh nhất những sự cố trên đây đối với bể thiếu khí Anoxic thì bạn cần phải thực hiện các công việc:

  • Tạm dừng ngay việc cho nước thải vào bể
  • Nhanh chóng tắt sục khí trong bể Aerotank và máy khuấy trong bể Anoxic
  • Chờ cho đến khi bể Anoxic lắng sau đó khuấy đều trong khoảng 45 phút – 1 tiếng rồi mới tiếp tục bơm nước vào

Trên đây là những thông tin cơ bản về bể thiếu khí Anoxic. Chúng tôi hi vọng rằng, qua bài viết này thì bạn đã hiểu được bể Anoxic là gì, nguyên lý bể Anoxic, các vị trí khi bể Anoxic kết hợp Aerotank,… Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về các loại bể xử lý nước thải được dùng phổ biến hiện nay thì có thể liên hệ ngay với Hút bể phốt 247 để được tư vấn chi tiết nhất.

5/5 - (12 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.