Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề nóng mà mỗi quốc gia đều rất quan tâm. Nắm rõ những biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ giúp chúng ta thấy được mức độ nguy hiểm của hiện tượng này.
Là một quốc gia nằm trong khu vực chịu tác động lớn nhất, những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng ngày càng rõ rệt và ngày càng nguy hiểm hơn.
Chúng ta cùng đi tìm hiểu về những biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu trong nội dung bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Những biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu
Nhiệt độ tăng
Trong số những biểu hiện biến đổi khí hậu toàn cầu mà chúng ta có thể cảm nhận dễ dàng và rõ nhất đó chính là nhiệt độ tăng cao. Tính từ năm 1905 đến năm 2005 thì nhiệt độ trung bình của toàn cầu đã tăng 0,74 độ. Tốc độ tăng trưởng nhiệt độ của trong 50 năm gần đây đã tăng gần gấp đôi so với nhiệt độ cách đây 50 năm.
Nếu bạn để ý thì chắc chắn không thể quên 2 năm gần đây có nhiệt độ tăng cao kỷ lục nhất là năm 1998 và năm 2005. Thời điểm năm 2010 cũng là một sự kiện đáng nhớ, tháng 6 năm 2010 được coi là tháng có nhiệt độ cao nhất trên toàn thế giới tính từ năm 1880. Không chỉ vậy, từ năm 1995 đến năm 2006 cũng được coi là sự kiện quan trắc đặc biệt vì đó là chuỗi 12 năm có nhiệt độ cao nhất trong lịch sử.

Thông thường, thời điểm mà nhiệt độ toàn cầu tăng nhanh nhất trong năm là vào mùa đông và mùa xuân, kéo dài từ tháng 12 năm trước tới tháng 5 năm sau. Những thời điểm này, nhiệt độ cực trị và nhiệt độ trung bình của khí hậu toàn cầu đều có xu hướng ngày càng tăng cao.
Nước biển dâng
Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là tình trạng nước biển dâng. Mực nước đại dương dâng lên với những cơn thủy triều, nước dâng do bão,… Do sự chênh lệch về nhiệt độ nên thực tế mực nước trung bình của các khu vực không giống nhau. Giữa các vị trí có thể có nơi cao hơn hoặc thấp hơn so với mực nước đại dương trung bình.
Trong vòng 100 năm qua, mực nước trung bình của đại dương đã tăng lên khoảng 20cm. Trong đó, khu vực phía Tây Thái Bình Dương và phía Đông Ấn Độ Dương có tốc độ tăng nhanh nhất.

Hiện tượng biến đổi khí hậu đã làm thu hẹp diện tích băng biển đến 2,7% trong vòng 1 thập kỷ. Diện tích cực đại của lớp băng phủ ở Bắc Băng Dương cũng giảm 7 – 15%, giảm nhiều nhất vào mùa xuân hàng năm.
Cũng nói về biểu hiện biến đổi khí hậu này, theo như báo cáo của Hội nghị quốc tế về hiện tượng biến đổi khí hậu thì các núi băng trên cao nguyên Thanh Hải ở Trung Quốc mỗi năm giảm tới 7% khối lượng và giảm từ 50 đến 60m về độ cao. Cùng với đó, trong vòng 30 năm thì cao nguyên Tây Tạng tình trạng tan chảy băng tuyết cũng diễn ra với khoảng 131 km2 hàng năm, trung bình mỗi năm thì băng tuyết bên sườn của cao nguyên này cũng giảm từ 100 tới 350m.
Lượng mưa tăng
Hiện tượng biến đổi khí hậu làm cho lượng mưa có sự thay đổi rõ rệt. Mưa không còn theo mùa như quy luật trước đây mà những năm gần đây thường xuyên xuất hiện những cơn mưa lớn trái mùa.
Theo thống kê thì từ năm 1900 đến 2005 thì phía Bắc vĩ độ 30ºN có xu hướng lượng mưa nhiều hơn. Trong khi đó, vùng nhiệt đới lại có xu hướng giảm mưa so với trước đây. Vào những thời điểm khác nhau thì lượng mưa cũng có sự biến đổi. Ví như khu vực địa lý từ 10ºN đến 30ºN thì lượng mưa tăng trong khoảng thời gian 1900 đến 1950. Tuy nhiên, cũng ở khu vực này nhưng khoảng thời gian sau đó thì lượng mưa lại giảm đáng kể.
Không chỉ vậy, về biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu này thì những năm gần đây tần suất xuất hiện những cơn mưa lớn gây thiệt hại về thiên nhiên và con người có xu hướng ngày càng tăng ở nhiều khu vực trên thế giới.
Hạn hán xuất hiện nhiều hơn
Cùng với sự xuất hiện của những cơn mưa lớn thì biểu hiện của biến đổi khí hậu còn là xuất hiện những đợt hạn hán ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với tần suất ngày càng dày đặc.

Từ năm 1970 tới nay thì tần suất cũng như diện tích ảnh hưởng bởi tình trạng lượng mưa giảm mà nhiệt độ tăng này ngày càng cao. Biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu này xảy ra rõ nét nhất ở khu vực châu Âu, Úc và phía Tây của Hoa Kỳ.
Xuất hiện những hiện tượng thời tiết cực đoan
Nói đến biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu, chúng ta cũng không thể không nhắc tới tình trạng xuất hiện những hiện tượng thời tiết cực đoan. Có thể kể đến những cơn lốc xoáy lớn, những cơn bão mạnh gia tăng cả về cường độ cũng như số lượng cơn bão hàng năm.
Từ năm 1970 tới nay, những cơn bão bất thường cũng xuất hiện trái mùa với cường độ lớn để làm ảnh hưởng không ít tới thiên nhiên, gây thiệt hại lớn về vật chất và tính mạng con người.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu này bạn có thể nhìn thấy rõ nhất ở Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.
Sự gia số lượng cũng như cường độ của hiện tượng El Nino cũng là một trong những biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu mà chúng ta thường thấy. Thậm chí, hiện tượng nguy hiểm này còn xuất hiện trên cả khu vực lục địa và khua vực đại dương.
Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam là đất nước nằm trong những khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng khá tương đồng với những biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu được nêu trên đây. Cụ thể như sau:
Mưa lớn
Đây là biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam mà nhiều năm gần đây bạn có thể cảm nhận rất rõ. Những cơn mưa lớn với lượng mưa từ 16mm/24 giờ có xu hướng tăng về cả số lượng và mức độ.

Những cơn mưa lớn này không chỉ xuất hiện vào mùa mưa lũ mà còn thường xuyên xuất hiện vào cả những khi trái mùa nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân.
Bão
Thông thường, mùa bão của nước ta thường diễn ra từ khoảng tháng 6 tới cuối tháng 11 trong năm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây thì những cơn bão thường xuất hiện trái mùa, có những cơn bão xuất hiện vào cả đầu năm.
Không chỉ là sự xuất hiện bất thường mà cường độ của những cơn bão cũng có sự thay đổi lớn. Những cơn bão lớn, tốc độ di chuyển nhanh đã làm cho việc ứng phó với biểu hiện của biến đổi khí hậu này ở Việt Nam trở nên khó khăn hơn.
Nếu như trước đây, những cơn bão thường xuất hiện và ảnh hưởng tới khu vực miền Trung là chủ yếu thì giờ đây khu vực những cơn bão vào đất liền mở rộng ra phía Bắc và đặc biệt là vào khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Lũ quét, sạt lở đất
Cùng với sự xuất hiện của những cơn mưa lớn, những cơn bão bất thường thì tình trạng lũ quét, sạt lở đất cũng diễn ra trên diện rộng ở nước ta.
Trên thực tế, biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam này đã mang tới những thiệt hại lớn về cả người và tài sản.

Mưa lớn làm tình trạng thoát nước ở thành phố tắc nghẽn khiến cả thành phố ngập trong biển nước. Lượng nước mưa dồn về làm cho những khu vực đồi núi bị sạt lở, trôi dạt nhà cửa. Hoặc bạn cũng có thể biết đến những ngôi làng bị xóa sổ do lũ quét, sạt lở đất bất ngờ.
Đó là những minh chứng rõ nhất cho thấy biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam ngày càng rõ rệt và trở thành mối nguy hiểm của cả nước.
Nắng nóng, hạn hán
Không chỉ xuất hiện những cơn mưa, cơn bão bất thường mà hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu cũng làm cho Việt Nam thường xuyên xuất hiện những đợt nắng nóng, hạn hán.

Những đợt nắng nóng kéo dài nhiều ngày liền giờ đây xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Khu vực miền Bắc vốn được biết đến là nơi có mùa đông/ mùa hạ rõ rệt nhưng vài năm trở lại đây thì nhiệt độ mùa đông cũng không còn quá lạnh, nhiệt độ trung bình cao hơn những năm trước đây nhiều.
Trong khi đó, mỗi mùa hè thì khu vực miền Trung đặc biệt phải gánh chịu những đợt nóng kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe, mùa màng.
Giông sét, lốc
Về biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam thì cũng có thể nhắc tới những hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều như giông tố, sét, lốc, mưa đá,…. Những hiện tượng này thường diễn ra thất thường và bất ngờ khiến cho việc đối phó với chúng không chủ động nên gây ra những thiệt hại không nhỏ cho mùa màng, sức vật cũng như tính mạng của người dân.

Trên đây là những biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Hi vọng rằng, qua bài viết này các bạn đã có thể cảm nhận rõ mức độ tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu từ đó có những hành động thiết thực nhất để giảm thiểu tình trạng này.
Để lại một phản hồi