Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam và thế giới

Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu không chỉ tác động tới hệ sinh thái, cuộc sống của con người thời điểm hiện tại mà còn là mối lo trong tương lai. Giống như các quốc gia khác trên thế giới hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng ngày càng rõ rệt hơn.

Chúng ta cùng đi tìm hiểu về hậu quả biến đổi khí hậu trong nội dung bài viết sau đây nhé.

Mục Lục

Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu

Thay đổi hệ sinh thái

Hậu quả của biến đổi khí hậu đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là việc thay đổi hệ sinh thái của tự nhiên.

Do tác động của biến đổi khí hậu, lượng CO2 trong khí quyển ngày càng tăng cao gây ô nhiễm không khí. Cùng với đó là những thử thách do nguồn năng lượng và nguyên nhiên liệu trở nên ngày càng khan hiếm. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước không hề nhỏ, do tình trạng xâm nhập mặn ngày càng cao nên lượng nước ngọt trở nên ít dần đi.

Hậu quả của biến đổi môi trường làm thay đổi hệ sinh thái

Một ví dụ điển hình cho sự biến đổi hệ sinh thái do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đó là tình trạng san hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên.

>>> Xem thêm: Biến đổi khí hậu là gì ?

Mất đa dạng sinh học

Hậu quả biến đổi khí hậu không chỉ làm cho hệ sinh thái tự nhiên bị thay đổi mà còn làm cho sự đa dạng sinh học trở nên bớt phong phú hơn.

Do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ tăng cao nên làm cho một số loài động thực vật biến mất, thâm chí rơi vào tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng do thiếu môi trường sống.

Theo tính toán, nếu như nhiệt độ Trái đất tăng thêm từ 1,1 độ đến 6,4 độ nữa thì sẽ có khoảng 50% loài sinh vật đứng trước thách thức bị tuyệt chủng giống nòi. Ngay trong thời điểm hiện nay thì đã có một số loài động vật phải di cư do hậu quả của việc biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ví như loài cáo đỏ, trước đây chúng vẫn thường sống ở Bắc Mỹ thuận lợi nhưng giờ đây đã chuyển dần lên vùng Bắc Cực do nhiệt độ và môi trường ở đó phù hợp hơn. Thậm chí, cuộc sống con người, nhất là những người dân ven biển do tình trạng nước biển dâng cũng bị đe dọa về nơi cư trú cũng như diện tích canh tác, mất đi nguồn lương thực và thu nhập cho gia đình.

Núi băng và sông băng tan chảy

Nhiệt độ tăng cao do hậu quả của biến đổi khí hậu nên những núi băng và sông băng bị tan chảy dẫn tới co hẹp diện tích và chiều cao. Có thể kể đến một ví dụ điển hình như dãy Hy Mã Lạp Sơn hiện bị tan chảy băng nên hàng năm bị co lại tới 37m/ năm.

Hậu quả của biến đổi môi trường làm băng tan nhanh hơn

Chiến tranh và xung đột

Hậu quả của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước cũng như gây nên sự khan hiếm về lương thực, đất đai canh tác, nơi trú ngụ,…. Đây chính là những nguyên nhân gây nên tình trạng xung đột và chiến tranh giữa các vùng lãnh thổ.

Có thể kể đến cuộc xung đột do tác hại của biến đổi khí hậu ở Darfur. Cuộc xung đột này đã kéo dài tới 20 năm do nhiệt độ tăng cao mà lượng nước mưa lại quá thấp.

Tác hại đối với nền kinh tế

Nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề cũng là một trong những hậu quả biến đổi khí hậu. Do sự xuất hiện của những cơn bão lớn, những hiện tượng thời tiết thất thường, cực đoan nên mùa màng thất bát. Đó là còn chưa kể đến việc phải phát sinh chi phí để khắc phục những hậu quả của bão lũ, sạt lở đất, cung cấp nguồn lương thực, nguồn nước sạch cho cư dân chịu những hậu quả của biến đổi khí hậu.

Những dịch bệnh lan rộng khắp nơi khiến cho nhiều nước phải bỏ ra một chi phí lớn để phòng chống gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Dịch bệnh

Bùng phát dịch bệnh cũng là một trong những hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu mà con người phải đối mặt.

Nhiệt độ ngày càng tăng cao lại kết hợp với những đợt mưa lũ, hạn hán kéo dài giúp hình thành những dịch bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động thực vật.

Hiện nay, tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra cảnh báo rằng, do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu mà những loại bệnh trước đây chỉ xuất hiện ở vùng nhiệt đới thì giờ đây đã xuất hiện cả ở những khu vực ôn đới. Con số thống kê cho thấy, hàng năm có tới 150.000 người chết do mắc các bệnh về tim, đường hô hấp.

Hạn hán

Một tác hại của biến đổi khí hậu nữa mà hiện nay những vùng như Ấn Độ, Pakistan và Châu Phi đang phải đối mặt hàng ngày đó là tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt cũng như lương thực. Theo như nghiên cứu thì lượng mưa ở những khu vực này ngày càng thấp và sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ tiếp theo.

Hậu quả của biến đổi môi trường gây hạn hán nghiêm trọng

Bão lụt

Trong khi những khu vực trên chịu cảnh hạn hán thì nhiều khu vực khác trên thế giới lại liên tục hứng chịu tác động của những đợt bão lũ.

>>> Xem thêm: Những biểu hiện của biến đổi khí hậu

Nhiệt độ nước biển tăng càng làm cho sự xuất hiện của những cơn bão ngày càng dày đặc. Không chỉ vậy, mức độ nguy hiểm của chúng cũng ngày càng tăng cao. Theo như nghiên cứu thì trên thực tế do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu mà trong vòng 30 năm qua, số lượng những cơn bão có cấp độ mạnh và nguy hiểm đã tăng lên gấp đôi so với trước đó.

Những đợt nắng nóng

Những đợt nắng nóng kéo dài dẫn tới những nguy cơ hỏa hoạn, cháy rừng cũng là hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu mà chúng ta đang ngày càng thấy rõ.

Hậu quả của biến đổi môi trường gây nắng nóng kéo dài

Theo ước tính, những đợt nắng nóng trên thế giới đang diễn ra với tần suất gấp 4 lần so với trước đây. Thậm chí, nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra như hiện nay thì trong 40 năm mới, tần suất này có thể sẽ tăng lên gấp 100 lần so với hiện nay.

Mực nước biển dâng cao

Nhiệt độ ngày càng tăng cao, băng tan nhanh chóng nên mực nước biển cũng ngày càng tăng lên. Điều này ảnh hưởng lớn tới khu vực sinh sống của nhiều cư dân. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu này đã dẫn tới tình trạng nhiều khu vực, thành phố biến mất do nước biển dâng.

Hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Tác động tới tài nguyên nước

Tài nguyên nước là một trong những nguồn tài nguyên chịu tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Do nhiệt độ trung bình tăng, sự thay đổi thất thường của thời tiết cùng với những thiên tai luôn đe dọa nên nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt bị giảm sút. Nước ngọt phục vụ cho các ngày nông nghiệp, công nghiệp,… cũng bị khan hiếm. Trong khi đó, lượng nước bốc hơi ở ao hồ lại tăng lên nên càng khan hiếm nước ngọt.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam làm lượng mưa thay đổi nên dòng chảy của những con sông cũng không còn tự nhiên như trước. Cùng với đó là những biến đổi về lượng nước ngầm hay tình trạng hạn hán,,…

Tác động tới lĩnh vực nông nghiệp

Cũng như những hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động xấu tới lĩnh vực nông nghiệp.

Hậu quả của biến đổi môi trường làm suy giảm năng suất nông nghiệp

Thời tiết, mưa bão thất thường làm cho mùa màng thất bát, gia tăng dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Trên thực tế thì nhiều năm trở lại đây, bạn cũng có thể nhận thấy rõ điều này khi nhiều địa phương tay trắng sau mỗi vụ mùa.

Tác động tới tài nguyên rừng

Hệ sinh thái cũng như diện tích rừng của nước ta đang ngày càng bị suy giảm do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam. Đặc biệt là diện tích rừng ngập mặn ven biển, giảm tới 80%.

Tài nguyên rừng của nước ta hiện đang phải đứng trước mối đe dọa lớn bị cháy rừng do nhiệt độ tăng cao, những đợt nắng nóng kéo dài

Hậu quả của biến đổi môi trường làm tăng nguy cơ cháy rừng

Tác động tới tài nguyên đất

Trong những hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới vấn đề tài nguyên đất.

Do biến đổi khí hậu mà diện tích đất nông nghiệp bị hạn hẹp. Tốc độ đô thị hóa kết hợp với tình trạng xói mòn, rửa trôi, xâm nhập mặn đã làm cho tình trạng này ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

Tác động tới sức khỏe

Cũng giống như các quốc gia chịu ảnh hưởng của hậu quả biến đổi khí hậu, Việt Nam hiện nay cũng phải đối đầu với những dịch bệnh trên người và động thực vật. Có thể kể tới một số loại dịch bệnh đã làm cho ngành y tế nước ta phải “lao đao” như dịch tả, cúm gia cầm, bệnh tai xanh, bệnh sốt xuất huyết,….

Hậu quả của biến đổi môi trường làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Tác động tới môi trường và an ninh quốc gia

Do tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam mà hiện nay chúng ta phải đối mặt với những vấn đề như việc mâu thuẫn  giữa nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch với việc đáp ứng nhu cầu nước sạch. Khi sử dụng chung nguồn nước cho nhiều mục đích khác nhau có thể dẫn tới sự xung đột, mâu thuẫn giữa các địa phương, đơn vị doanh nghiệp.

Một số khu vực bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn, do xói mòn đất,… nên cư dân không có nơi cư trú. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì an sinh xã hội có nguy cơ bất ổn.

Tác động tới cơ sở hạ tầng

Sự xuống cấp nhanh chóng của những cơ sở hạ tầng cũng nằm trong những hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Những cơn mưa, bão lũ đột ngột và bất ngờ khiến cho tuổi thọ của chúng bị giảm sút. Thậm chí, với những vùng lũ quét thì chúng có thể biến mất một cách nhanh chóng.

Hậu quả của biến đổi môi trường gây thiệt hại đến cơ sở hạ tầng

Như vậy, có thể thấy rằng hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các quốc gia, khu vực trên thế giới là không hề nhỏ. Trong đó, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam cũng ngày càng trở nên rõ ràng và nguy hiểm hơn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về những thông tin khác liên quan tới hậu quả biến đổi khí hậu thì có thể liên hệ ngay cho Hút bể phốt 247 để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.