Khái niệm hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Hiệu ứng nhà kính là gì mà nhiều năm trở gần đây lại được nhắc nhiều đến như vậy? Thực chất thì hiệu ứng nhà kính có lợi hay có hại? Trong nội dung bài viết này, Hút bể phốt 247 không chỉ giải đáp những băn khoăn này của bạn mà còn đưa tới những thông tin liên quan về nguyên nhân, hậu quả cũng như các biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính. Các bạn quan tâm cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé.

Mục Lục

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính là thuật ngữ được rất nhiều người sử dụng và chắc chắn bạn cũng không còn xa lạ với thuật ngữ này đúng không? Bạn thường nghe tới những cụm từ như hiệu ứng nhà kínhbiến đổi khí hậu hay hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu,…

Nhưng bạn đã thực hiểu về khái niệm hiệu ứng nhà kính là gì chưa? Bạn có thể tự tin giải thích hiệu ứng nhà kính cho mọi người hiểu? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đấy nhé.

Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính tiếng Anh là Greenhouse Effect. Hiệu ứng nhà kính là thuật ngữ dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của các tia sáng Mặt trời chiếu xuyên qua cửa sổ, mái nhà làm từ chất liệu kính được hấp thụ và tạo nhiệt cho không gian bên trong. Điều này dẫn tới hiện tượng nhiệt độ bên trong ngôi nhà cũng sẽ tăng lên chứ không chỉ là những nơi nhận ánh sáng Mặt trời trực tiếp.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính thì các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cơ chế hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó, mặt đất hấp thu chúng và nóng lên lại tiếp tục bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí tăng nhiệt.

Như vậy, chất gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu chính là CO2. Trên thực tế, khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất này được ví như một tầng kính dày bao phủ toàn bộ Trái đất khiến cho Trái đất trông giống như một nhà kính lớn. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu không có lớp khí quyển này nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất có thể chỉ là -23 độ. Tuy nhiên, hiện tại nhiệt độ thực tế là 15 độ. Điều này cho thấy rằng, các chất gây hiệu ứng nhà kính đã làm Trái đất nóng lên 38 độ.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính không chỉ do khí CO2 mà còn bao gồm các khí gây hiệu ứng nhà kính khác. Có thể kể đến một số loại khí như CH4, N2O, O3, các khí CFC, hơi nước.

Hiện nay, tình trạng chặt phá rừng tăng cao làm cho khí CO2 không được hấp thu nên gây tích tụ và dư thừa. Điều này càng làm cho hiệu ứng nhà kính nguyên nhân trở nên phức tạp hơn.

Khi các khí gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng cao trong khí quyển thì việc nhiệt độ tăng nhanh là điều không tránh khỏi. Theo ước tính có khoa học thì đến giữa thế kỷ sau, Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 đến 4,5 độ.

Khi các nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính không được siết chặt, khi tình trạng nhiệt độ ngày càng tăng thì sẽ dẫn tới những hậu quả của hiệu ứng nhà kính trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Vấn đề đầu tiên mà chúng ta dễ dàng nhận thấy nhất chính là sự nóng lên của không khí. Điều này sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ, thập niên tiếp theo.

Hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu cũng có mối liên hệ mật thiết. Bởi hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho lượng mưa, nhiệt độ ở nhiều quốc gia, khu vực thay đổi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các vi khuẩn, vi sinh vật, tạo nên những tiềm ẩn gây bệnh cho con người.

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Cùng với đó, số lượng người ảnh hưởng do nhiệt độ cao cũng tăng lên nhanh chóng, số lượng người chết do các đợt nắng nóng đã thấy rõ điều đó.

Nhiệt độ Trái đất nóng lên cũng đồng nghĩa với việc hiện tượng băng tan diễn ra nhanh hơn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới các loài sinh vật sống trong môi trường lạnh mà còn là mối nguy hại với cả con người. Bởi lẽ, lượng băng tan tăng sẽ làm mực nước biển dâng và chúng sẽ dễ dàng nhấn chìm những vùng đất ven biển, vùng đất thấp.

Vấn đề an ninh lâm nghiệp cũng bị đe dọa khi Trái đất nóng lên. Bởi nhiệt độ cao sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng.

Nguồn nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các đợt khô hạn cũng như những đợt mưa bão thất thường. Điều này có thể dẫn tới tình trạng nhiều khu vực bị hạn hán hoặc ngập lụt trong thời gian dài.

Các biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính

Để có được những biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, các chuyên gia, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chúng ta cần phải kiểm soát được chính những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, kiểm soát các chất khí gây hiệu ứng nhà kính đã nêu ở trên.

Cùng với đó là những hoạt động thiết thực được đưa ra để giảm thiểu tình trạng này. Có thể kể đến một số biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính được các chuyên gia khuyến cáo như:

  • Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch đồng thời tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt,…
  • Sử dụng điện cũng như các tài nguyên như nước, rừng, khoáng sản,…  tiết kiệm và hiệu quả.
  • Ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi cũng là một trong những biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính được quan tâm. Bởi đây là phương pháp giúp kiểm soát được chất gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất (khí CO2).
  • Chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt và thói quen sinh hoạt phù hợp với điều kiện khí hậu như xây nhà chống bão, trồng và nuôi những loài có khả năng chịu mặn cao, trồng cây ngắn ngày,…
Các biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính
Các biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính
  • Nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đây là biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam chưa thực sự được chú trọng do điều kiện về kinh tế, tài chính. Với biện pháp này, cần xây dựng những loại nhà thân thiện, nâng cấp đường sá để giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính.
  • Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp giúp giảm nhu cầu tiêu thụ về thực phẩm, quần áo, từ đó cũng có thể giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính hiệu quả.
  • Làm việc gần nhà và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng là biện pháp được đưa ra để khắc phục hậu quả của hiệu ứng nhà kính.
  • Đầu tư công nghệ, nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ khoa học trong việc ứng phó với những hậu quả của hiệu ứng nhà kính.
  • Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm giúp mỗi người dân hiểu được hiệu ứng nhà kính là gì, nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính cũng như có ý thức hành động nhằm giảm thiểu và khắc phục hậu quả của hiệu ứng nhà kính.

Với những nội dung trên đây, Hút bể phốt 247 hi vọng rằng các bạn đã nắm bắt được những thông tin liên quan đến hiệu ứng nhà kính như: khái niệm hiệu ứng nhà kính, những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, hậu quả của hiệu ứng nhà kính và những biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính.

Chúng tôi cũng hi vọng rằng, mỗi độc giả của bài viết này cũng sẽ có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ môi trường nói chung và góp phần ứng phó với hiệu ứng nhà kính nói riêng. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết và hẹn gặp lại ở những bài chia sẻ sau. 

4/5 - (4 bình chọn)

4 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.