Việc thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo đúng quy định giúp mỗi đơn vị có thể kiểm soát được mức độ ô nhiễm của môi trường, ảnh hưởng của chúng tới hoạt động của đơn vị nói chung và sức khỏe của nhân viên nói riêng.
Vậy báo cáo giám sát môi trường định kỳ cần thực hiện theo những quy trình nào? Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ mới nhất như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây của Hút Bể Phốt 247 nhé.
Mục Lục
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì?
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một trong những công việc mà nhiều cơ sở kinh doanh, cơ quan có liên quan phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định Có thể kể đến một số loại báo cáo công tác vệ sinh môi trường như: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường xã, báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong trường học, báo cáo công tác bảo vệ môi trường ở bệnh viện,….. Vậy báo cáo giám sát bảo vệ môi trường định kỳ là gì?
Thực chất đây là một hình thức báo cáo kết quả chất lượng cũng như hiện trạng môi trường của dự án, nhà máy. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ cũng cho thấy mức độ cộng tác để thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở cơ sở trong thời gian qua.
Bạn thắc mắc báo cáo giám sát môi trường nộp ở đâu? Câu trả lời dành cho bạn là những cơ quan chức năng có thẩm quyền, đó là Phòng Tài nguyên Môi trường quận/ huyện, Sở Tài nguyên Môi trường và cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tại sao phải báo cáo công tác bảo vệ môi trường?
Với những nội dung trong báo cáo thì việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ giúp cho mỗi đơn vị cơ sở có thể kiểm soát được tình hình của môi trường về nguồn nước, không khí, đất,… tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động đặc trưng của đơn vị như trường học, bệnh viện,…
Những con số trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ sẽ giúp bạn có thể kiểm tra được mức tiêu chuẩn so với quy định trong báo cáo môi trường quốc gia từ đó có những phương án giải quyết, khắc phục phù hợp nhanh chóng, kịp thời nhất.
Việc thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ còn là một trong những công việc nhằm thể hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cơ quan đối với việc bảo vệ môi trường. Đồng thời đây cũng là công việc mà mỗi đơn vị phải thực hiện theo quy định, quy chuẩn của nhà nước về vấn đề này.
Hướng dẫn thực hiện báo cáo giám sát môi trường
Đối tượng cần lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Như đã nói ở trên, việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cần được tất cả những đơn vị sản xuất, cơ sở kinh doanh, đơn vị đều phải thực hiện. Có thể kể đến như những doanh nghiệp sản xuất, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khách sạn, nhà máy, bệnh viện, trường học,….
Như vậy, tất cả những cơ quan, đơn vị có nhu cầu xả thải ra môi trường đều phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
Quy định về tần suất giám sát môi trường
Về tần suất lập báo cáo giám sát môi trường thì mỗi cơ quan thường có những quy định khác nhau về tần suất và thời hạn nộp báo cáo giám sát môi trường. Có thể là mỗi năm 2 lần hoặc mỗi năm 1 lần.
Theo đó, việc lập kế hoạch giám sát môi trường cần được thực hiện theo định kỳ. Với báo cáo giám sát môi trương xung quanh thì tối thiểu là 6 tháng/ lần. Còn đối với báo cáo giám sát chất thải thì cần thực hiện 3 tháng/ lần.
Khi nào thì cần thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường?
Tất cả những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như các đơn vị như trung tâm thương mại, bệnh viện,…. đều phải bắt đầu thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ từ khi tiến hành xây dựng hoặc trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh đã có giấy phép xây dựng cũng như giấy phép kinh doanh.
Quy trình lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Việc lập kế hoạch thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ của mỗi cơ sở cần được thực hiện theo quy trình nhất định. Các bước để hoàn thiện công việc này như sau:
Bước 1: Công ty môi trường tiếp nhận yêu cầu đồng thời thu thập những thông tin về dự án
Bước 2: Tiến hành đo đạc, lấy mẫu nguồn chất thải để phân tích
Bước 3: Sau khi nhận được kết quả phân tích thì cần ghi rõ vào mẫu báo cáo giám sát môi trường theo thông tư 43
Bước 4: Hoàn thiện nội dung, hình thức của báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Bước 5: Chuyển báo cáo cho chủ đầu từ xem và ký duyệt
Bước 6: Nộp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền, gửi cho chủ đầu tư và bàn giao cho khách hàng
Thông thường, với những quy trình này thì từ khi bắt đầu tiến hành thực hiện cho tới khi hoàn thiện bảng báo cáo công tác vệ sinh môi trường của mỗi đơn vị sẽ kéo dài trong khoảng 13 ngày.
Hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Theo quy định, trong hồ sơ báo cáo môi trường của mỗi đơn vị phải có đầy đủ giấy tờ liên quan như:
- Báo cáo hiện trạng hoạt động, tính chất và quy mô của đơn vị
- Báo cáo về nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu
- Báo cáo đánh giá tác động của môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường tại đơn vị trong thời gian tới hoặc báo cáo giám sát môi trường định kỳ trước đó.
- Một số văn bản pháp luật có liên quan: hợp đồng chất thải sinh hoạt, hợp đồng chất thải nguy hại, hóa đơn điện, nước,….
Mẫu báo cáo vệ sinh môi trường
Để vấn đề bảo vệ môi trường được kiểm soát thường xuyên một cách khoa học nhất, hiện nay Bộ Tài nguyên Môi trường cũng như các cơ quan có liên quan đã đưa ra những quy định, quy chế về vấn đề báo cáo môi trường quốc gia.
Trong số những mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất thì chúng ta không thể bỏ qua mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc báo cáo giám sát môi trường theo thông tư 43 giúp mỗi đơn vị có thể thực hiện công việc này một cách nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian, công sức nhất. Theo đó, với mẫu báo cáo vệ sinh môi trường này, bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề thiếu sót, bổ sung sau khi đã hoàn thiện.
Thông tư này cũng ghi rõ đối tượng thực hiện, các điều khoản về trách nhiệm của các bên liên quan,…. Chính vì vậy nên bạn cũng sẽ không phải lo lắng về những vấn đề phát sinh sau đó.
Để biết thêm thông tin chi tiết về nội dung của mẫu báo cáo môi trường quốc gia, cụ thể là mẫu báo cáo giám sát môi trường theo thông tư 43 thì các bạn có thể tải TẠI ĐÂY.
Hút Bể Phốt 247 vừa cung cấp tới các bạn những thông tin liên quan về việc thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ, hướng dẫn thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ cũng như cung cấp mẫu báo cáo vệ sinh môi trường chi tiết nhất. Nếu bạn còn có nhu cầu tìm hiểu thêm về vấn đề này hoặc muốn tham khảo những quy định về bảo vệ môi trường khác thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Để lại một phản hồi