Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời cho những câu hỏi như: Vi sinh vật là gì ?, Tác dụng của vi sinh vật trong việc xử lý bùn, nước thải. Các ưu, nhược điểm khi sử dụng vi sinh vật để xử lý bùn, nước thải ra sao. Hãy cùng tìm hiểu nào.
Mục Lục
Vi sinh vật là gì ? Tác dụng của vi sinh vật trong xử lý bùn, nước thải ?
Vi sinh vật là gì ?
Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ hoặc nhân thực và chúng có kích thước rất nhỏ, không thể quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi.
Thuật ngữ vi sinh vật không tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học. Nó bao gồm cả nguyên sinh động vật, virus, nấm, vi khuẩn(bao gồm cả cổ khuẩn), tảo.
Dưới đây là các điểm đặc trưng nhất của vi sinh vật,
- Kích thước của các vi sinh vật rất nhỏ bé và thường được đo bằng micromet.
- Đặc điểm của vi sinh vật đó là có khả năng hấp thu nhiều, chuyển hóa nhanh. Ví dụ với vi khuẩn Lactic (Lactobacillus) trong 1 giờ chúng có thể phân giải một lượng đường lactozơ nặng hơn 1000 – 10.000 lần khối lượng của chúng.
- Các vi sinh vật cũng có khả năng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh. So với các sinh vật khác thì vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng cực kì lớn nếu gặp điều kiện thích hợp.
- Năng lực thích ứng mạnh với sự thay đổi của môi trường, nhiệt độ và rất dễ phát sinh các hình thái biến dị.
- Vi sinh vật được phân bố rộng, đa dạng chủng loại. Số lượng và chủng loại có thể thay đổi theo thời gian.
- Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi trên trái đất, ngay cả ở những điều kiện khắc nghiệt nhất như ở nhiệt độ cao trong các miệng núi lửa, dung nham hay nhiệt độ thấp ở vùng Nam Cực và áp suất lớn dưới đáy đại dương vẫn thấy sự có mặt của vi sinh vật.
Hiện nay, theo các nhà khoa học thì vi sinh vật có khoảng trên 100 nghìn loài bao gồm 30 nghìn loài động vật nguyên sinh, 69 nghìn loài nấm, 2 nghìn loài vi tảo, 3 nghìn loài vi khuẩn lam, 2 nghìn loài vi khuẩn, 2 nghìn loài virut và số lượng này thì luôn thay đổi cũng như biến động từng giờ.
Tác dụng của vi sinh vật trong xử lý bùn, nước thải
Nhờ vào đặc tính phát triển nhanh, thích ứng được với các điều kiện môi trường, nhiệt độ, hóa chất mà vi sinh vật thường đường áp dụng trong việc xử lý nước, rác và bùn thải.
Thông thường khi trong hầm bể phốt có chứa phân, các chất thải vô cơ, nước và gặp điều kiện nhiệt độ thích hợp các vi sinh vật sẽ được tự sinh sôi nhưng nếu gặp trường hợp bể phốt nhanh bị đầy do nhu cầu sử dụng quá lớn thì chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung bùn vi sinh vào bể phốt để tăng nhanh số lượng vi sinh vật có trong bể nhằm tối ưu tối đa quá trình xử lý và phân hủy các chất thải.
Bùn vi sinh thực ra là 1 quần thể các vi sinh vật yếu khí có lợi như: tích trùng, động vật không xương, vi khuẩn, nấm men, nấm mốc,… và lượng cơ chất chiếm 40%. Bùn vi sinh có dạng bông, kích thước dao động trong khoảng từ 3 – 10µm, màu vàng nâu là lúc sinh trưởng mạnh nhất.
Một số loại vi sinh vật hiếu khí có lợi trong việc xử lý bùn, nước thải
Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số loại vi sinh vật có lợi trong quá trình xử lý, phân hủy bùn thải, nước thải. Đa phần đây đều là các loại vi sinh vật hiếu khí và hoạt động mạnh trong môi trường có độ kiềm tương đối.
Các ưu, nhược điểm khi xử lý bùn thải, nước thải bằng công nghệ vi sinh vật
Có rất nhiều những ưu, nhược điểm khi sử dụng vi sinh vật trong việc xử lý bùn, nước thải mà trong đó đa phần là các ưu điểm như sau.
Ưu điểm khi sử dụng vi sinh vật để xử lý bùn, nước thải
- Ưu điểm đầu tiên phải kể đến đó chính là chi phí để đầu tư cho công nghệ này là rất thấp, có thể nói là thấp nhất trong các công nghệ xử lý bùn, nước, rác thải.
- Thời gian xử lý nhanh chóng, hiệu quả cao
- Loại bỏ được hầu hết các hợp chất vô cơ, hữu cơ có thời gian phân hủy lâu như: Alkylbenzen Sulfonate (LAS), Lignin, Polyvinyl Alcohol (PCA),…
- Không bị biến động quá nhiều bởi sự thay đổi của nhiệt độ cũng như khối lượng bùn, nước thải
- An toàn, thân thiện tuyệt đối với môi trường
Nhược điểm khi sử dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý bùn thải, nước thải
Có lẽ nhược điểm duy nhất khi sử dụng công nghệ vi sinh vật đó là bạn cần phải giữ môi trường thích hợp để các vi sinh vật hoạt động tốt nhất.
Hạn chế tối đa việc đổ trực tiếp hóa chất độc hại, các rác thải khó hoặc không tiêu xuống hầm bồn cầu sẽ khiến cho các vi sinh vật bị giảm số lượng từ đó dẫn đến việc các chất thải sẽ không kịp phân hủy gây ra tình trạng bể phốt bị đầy hoặc có mùi.
Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ hơn vi sinh vật là gì, tác dụng của vi sinh vật trong việc xử lý bùn thải, nước thải ra sao cũng như nắm được các ưu, nhược điểm khi sử dụng công nghệ vi sinh vật vào trong việc xây dựng, thiết kế hầm bể phốt.
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm website của Hút Bể Phốt 247, hẹn gặp lại các bạn trong loạt bài chia sẻ tiếp theo.